Nguồn Gốc Của Việc Ăn Chay Bạn Có Biết?

Ăn chay hiện nay trở thành một loại văn hóa và trở thành xu hướng của toàn cầu. Việc ăn chay có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe vì vậy ngày càng có nhiều người tìm đến việc ăn chay hơn.

Tuy nhiên, đa số những người ăn chay cũng hiểu rõ nguồn gốc của việc ăn chay và ý nghĩa của các vấn đề liên quan đến việc này. Việc ăn chay bắt nguồn từ rất nhiều những lý do khác nhau như: đạo đức, y tế, tôn giáo, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế, sức khỏe…

Có lẽ việc ăn chay đầu tiên là bắt đầu từ Phật giáo. Khi Đức Phật truyền bá giáo lý của nhà Phật trong đó có khuyên con người hãy làm những việc thiện tích phúc đức. Vì luật nhân quả luôn luôn tồn tại. Muốn có quả ngọt thì cần phải gieo nhân lành.

Kho tang thơ ca Việt Nam có câu:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tiên”


Nếu như dành thời gian tìm hiểu về tôn giáo thì bạn có thể dễ dàng nhận ra tất cả đều có chung một mục đích và tư tưởng đó là khuyên con người làm những việc tốt, không giết hại chúng sinh ăn chay để xây dựng một thế giới hòa binh tốt đẹp.


Nếu tìm hiểu kỹ cả về tâm linh và khoa học thì khi sinh ra con người đấng tạo hóa đã chỉ định thức ăn của con người là rau củ quả chứ không phải là thịt. Không những thế, cậu tạo hàm răng của con người là bằng và bộ tiêu hóa của con người phù hợp với việc ăn rau củ và ăn chay. Còn các loại động vật ăn thịt khác thường có hàm răng sắc nhọn.

Có rất nhiều cách ăn chay khác nhau:

Ăn chay theo Phật giáo: là không ăn tất cả các sản phẩm từ động vật cũng như một số loại rau trong chi hành (có mùi thơm đặc trưng của hành và tỏi), có thể tương ứng với các loại cây hành, hẹ, tỏi, nén và kiệu gọi chung là ngũ tân.

Ăn chay có trứng (ovo): có thể ăn trứng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa.

Ăn chay có sữa (lacto): có thể ăn các sản phẩm từ sữa nhưng không ăn trứng.

Ăn chay có cả sữa và trứng (ovo-lacto): có thể ăn một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa như trứng, sữa và mật ong.

Ăn chay không sử dụng bất cứ thứ gì từ động vật (thuần chay – vegan): không dùng tất cả các loại thịt và sản phẩm từ động vật, bao gồm cả sữa, mật ong, và trứng và cũng có thể loại trừ bất kỳ sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật, hoặc sử dụng các trang phục có nguồn gốc từ động vật.
Ăn chay sống hay là ăn chay tươi (Raw foodism): chỉ ăn các loại trái cây tươi và chưa nấu chín, các loại hạt và rau củ. Rau củ có thể chỉ được nấu chín lên đến một nhiệt độ nhất định.

Ăn chay theo Kỳ na giáo: có bao gồm sữa, nhưng không ăn trứng, mật ong và các loại củ hay rễ cây.

Ăn chay theo kiểu chỉ cho phép ăn các loại trái cây, các loại hạt, hạt giống và thực vật khác nếu việc thu hoạch những thực phẩm này không gây hại đến cây trồng.

Ăn chay theo chế độ thực dưỡng: chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và đậu hoặc theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa (chế độ ăn gạo lức muối mè).

Albert Einstein (1879 – 1955), nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20 từng nói “Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay “.

Nhà danh họa và điêu khắc gia người Italy Léonard Da Vinci (1452 – 1519) đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh. Trong nhật ký ông thường viết những câu danh ngôn về lòng từ bi bác ái và luôn có những hành động quý thương các loài sinh vật khác.

“Kiến kỳ sinh bất nhẫn kiến kỳ tử, văn kỳ thanh bất nhẫn thực kỳ nhục, dĩ quân tử viễn trù giả.” (Khi chúng ta thấy động vật lúc còn sống thì chúng ta không thể nào nhẫn tâm mà giết chúng, khi nghe tiếng kêu thảm thiết của chúng thì chúng ta không nhẫn tâm ăn thịt chúng, nếu là quân tử hãy tránh xa nhà bếp.) – Mạnh Tử.

2 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x